Thể hiện Chủ_nghĩa_lãng_mạn

Chủ nghĩa lãng mạn trong văn chương được thể hiện rõ nét qua các phương diện:

Đề tài

Không phân biệt đề tài cao cả hay thấp hèn, đẹp hay xấu. Nếu trong chủ nghĩa cổ điển đề tài là cảnh sống giàu có, hành động đấu tranh cho lý tưởng cao cả của những ông hoàng bà chúa hoàn toàn không đề cập đế những khía cạnh đời sống của những tầng lớp dưới(những người bình dân). Thì ở chủ nghĩa lãng mạn mọi vấn đề của cuộc sống, mọi tầng lớp trong xã hội đều ngang nhau trở thành đề tài cho văn học nghệ thuật.

Nhân vật

Mọi người dù ở bất kỳ tầng lớp xã hội nào cũng đều được phản ánh qua các tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn, không phân biệt giai cấp, mọi người đều có quyền bước chân vào văn học. Văn học lãng mạn đã thành công khi thể hiện hình ảnh "đám đông" quần chúng với những kiếp người đau khổ. Vd: Hình ảnh đám đông trong Nhà thờ đức bà Paris của Victor Hugo.

Thể loại

Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học không có sự phân biệt thiếu dân chủ (như trong chủ nghĩa cổ điển) không phân chia thể loại cao cả và thấp hèn, nhưng thể loại thích hợp và được sử dụng nhiều hơn cả là thơ trữ tình và tiểu thuyết.

Ngôn ngữ

Câu văn trở nên linh hoạt, thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều hơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_lãng_mạn http://www.arthistoryarchive.com/arthistory/romant... http://etext.lib.virginia.edu/cgi-local/DHI/dhi.cg... http://etext.lib.virginia.edu/cgi-local/DHI/dhi.cg... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85115078 http://d-nb.info/gnd/4050491-8 http://id.ndl.go.jp/auth/ndlna/00569675 http://www.all-art.org/photography/HH-%20Talbot%20... http://vienvanhoc.vass.gov.vn/UserControls/News/pF... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Romant...